Bạn muốn mua nhà, đất nhưng bạn tự hỏi liệu tài sản đó có đang bị thế chấp hay không? Vì không ít những trường hợp dù đang bị thế chấp tại ngân hàng nhưng tài sản đó vẫn được rao bán. Trước khi đưa ra quyết định, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức để kiểm tra tình trạng của tài sản đó.
Tự kiểm tra thông tin Sổ
Khi tài sản đã bị thế chấp hợp pháp thông tin thế chấp sẽ được cập nhật ở mặt thứ 3 hoặc thứ 4 của sổ và được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và ghi dòng chữ “: “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng…theo hợp đồng số…”. Thông tin này có thể sẽ được cơ quan có thẩm quyện ghi trực tiếp vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) hoặc sẽ đính kèm một tờ giấy riêng (giữa tờ này và GCN có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai). Nếu người bán muốn dấu thông tin thế chấp, có thể họ chỉ cho bạn xem một phần bản photo GCN hoặc gỡ tờ giấy đính kèm ra. Trong trường hợp này bạn cần lưu ý các chi tiết: một nửa dấu giáp lai, dấu kim bấm…
Tra cứu thông tin tại các phòng công chứng
Chỉ cần bản photo GCN và mang chúng đến văn phòng công chứng bạn đã có thể tra cứu được các thông tin về bất động sản bạn muốn mua kể cả những thông tin liên quan đến việc ngăn chặn giao dịch của bất động sản. Việc tra cứu không mấy tốn kém hoặc có thể miễn phí tùy thuộc vào phòng công chứng bạn đến tra cứu thông tin.
Kiểm tra thông tin tại các cơ quan chức năng
Thông thường bạn sẽ kiểm tra thông tin thế chấp của bất động sản tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Bạn đề nghị bên bán photo một GCN để kiểm tra về tình trạng của nhà đất có đang thế chấp hay không.
Tuy nhiên những cách trên hữu hiệu nếu như bên bán thế chấp cho ngân hàng, bạn thực hiện theo cách thứ hai hoặc thứ ba sẽ không hiệu quả nếu bên bán thế chấp cho cá nhân hoặc các tổ chức cho vay nặng lãi. Trên thực tế, có rất nhiều bất động sản được mang đi thế chấp như vậy dù ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến việc mua và sử dụng nhà, đất.
Tìm hiểu những thông tin “hành lang”
Với việc thế chấp cho các cá nhân để vay nóng, vay lãi cao thì bạn không thể kiểm tra nó thông qua văn phòng đăng đất đai hoặc văn phòng công chứng. Vì vậy, việc thu thập thông tin từ người dân bản địa, hàng xóm láng giềng…sẽ là những thông tin quan trọng giúp bạn đưa ra được quyết định mua bất động sản.
Đặc biệt lưu ý vấn đề đặt cọc khi mua bất động sản
Nếu người bán đang giấu diếm thông tin liên quan đến thế chấp hoặc thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến giao dịch thì hợp đồng đặt cọc là bằng chứng quan trọng để bạn bảo vệ lợi ích của mình. Cần lưu ý, hợp đồng đặt cọc phải nêu đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, nhà đất mua bán và đặc điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…
(Nguồn: Tổng hợp)